Nhắc tới ẩm thực xứ Huế mà không nhắc đến bún bò Huế thì quả là một điều thiếu sót. Món ăn vang danh ba miền và trên khắp thế giới bởi hương vị đặc trưng của mảnh đất cố đô. Đây chính là một trong những niềm tự hào của người dân vùng đất kinh kỳ.
Bún bò Huế có nguồn gốc ban đầu là một món ăn trong cung đình Huế xưa. Giờ đây, qua bàn tay khối óc của đầu bếp nó đã trở thành một món ăn dân dã của mọi người dân Việt Nam. Thời gian trôi qua, nguyên liệu và cách chế biến bún bò Huế có thể thay đổi nhưng nó vẫn luôn hội tụ những tinh hoa của ẩm thực Huế: tinh tế, cầu kỳ, tỉ mỉ, đặc sắc.
Nằm trong số những món ăn ngon và đậm đà hương vị nhất của ẩm thực Việt Nam, bên cạnh những món ăn thường thức như cơm, phở, bánh mì, hủ tiếu thì bún bò Huế cũng được ưa chuộng và điều thú vị là món ăn này có thể được ăn vào mọi buổi từ sáng đến chiều tối.
Bún bò Huế xưa ra đời từ thời chúa Nguyễn Hoàng – khoảng thế kỷ thứ 16, ở làng Cổ Tháp, huyện Hương Điền có cô gái chuyên nghề làm bún nên được dân làng đặt cho cái tên cô Bún.
Cô Bún không chỉ làm bún ngon mà còn xinh đẹp, tài giỏi vì vậy được rất nhiều người yêu mến. Tuy nhiên, thói đời là vậy – “chữ tài liền với chữ tai một vần”, cô Bún được người thương thì cũng bị người ghét. Độ ấy làng Cổ Tháp mất mùa liên tiếp 3 năm, vì đố kỵ với cô Bún mà kẻ xấu đã đồn thổi rằng làng mất mùa là do cô Bún đã lấy gạo, thứ vật phẩm được xem là “hạt ngọc của Trời” mang đi xay để làm bún khiến Trời nổi giận. Thế là trưởng làng đã ra lệnh cho cô phải bỏ nghề bún nếu không thì sẽ bị trục xuất khỏi làng.
Đứng trước lựa chọn đó, cô Bún chấp nhận rời khỏi làng Cổ Tháp, lúc đi cô được những người dân làng yêu mến cử 5 thanh niên khỏe mạnh hộ tống và giúp cô mang cối xay bún đi. Họ cứ men theo sông Bồ, đi về hướng Đông và quyết định dừng chân tại làng Vân Cù (nay thuộc thị xã Hương Trà) để tiếp tục sự nghiệp của cô Bún.
Tại làng Vân Cù, cô Bún vẫn tiếp tục tạo ra những món bún thơm ngon nức lòng người. Cô lấy thịt bò nấu thành nước dùng, cho thêm ớt cay, mắm ruốc và các loại gia vị khác tạo ra loại nước dùng có vị riêng biệt. Từ đó, món bún bò ra đời, được lưu giữ và phát triển.
Theo thời gian, bún bò Huế ngày nay đã được biến tấu hơn với nhiều thành phần như: Giò heo, chả cua, tiết lợn nhưng vẫn mang hương vị đặc trưng của đất Huế. Năm 2012, bún bò Huế vinh dự trở thành 1 trong 12 món ăn Việt Nam được xác lập Kỷ lục châu Á và là một trong 10 đặc sản ẩm thực lọt vào Top đặc sản Việt Nam lần thứ nhất (2012).
Một tô bún bò chuẩn vị Huế sẽ gồm sợi bún, thịt bò, tiết heo, chả cua và nước dùng. Nguyên liệu làm bún là bột gạo pha với bột lọc theo tỷ lệ chuẩn để sợi bún có độ dai vừa phải. Thịt bò được chọn là phần bắp chân trước, nạm bò hoặc bắp hoa màu đỏ tươi, mỡ bò màu vàng nhạt. Chả cua màu vàng cam bắt mắt được làm từ gạch và thịt cua xay nhuyễn với vị béo, bùi tự nhiên.
“Linh hồn” của món bún bò xứ Huế chính là nước dùng. Nước dùng được ninh từ xương ống bò nên có vị ngọt đậm đà. Ngoài ra, người ta còn thêm vào nước dùng chút mắm ruốc và sả để dậy mùi thơm nồng hấp dẫn.
Một tô bún bò Huế ngon, chuẩn vị đất cố đô phải có hương thơm hấp dẫn. Tô bún có sắc cam của dầu điều, sắc nâu của thịt bò, tiết lợn và sắc xanh của hành, mùi, thêm chút giá đỗ thanh mát. Món bún với đủ vị cay, ngọt, bùi đã thực sự làm “xiêu lòng” thực khách.
Với nhu cầu của người Việt về các sản phẩm ăn uống, thì mô hình kinh doanh Bún bò Huế hứa hẹn sẽ là sản phẩm mang lại cơ hội đầu tư an toàn , chắc lãi ,giảm thiểu rủi ro, nắm chắc thành công. Đặc biệt, khi kết hợp với đơn vị setup giàu kinh nghiệm trong mảng ẩm thực Vua phở nhà đầu tư sẽ được tiếp nhận công nghệ kinh doanh với mô hình chuẩn nhất, được đào tạo chuyên nghiệp về kỹ năng vận hành quản lý, được chuyển giao công thức nấu ăn hấp dẫn thực khách, cung cấp bộ hồ sơ đã áp dụng hàng trăm quán trên toàn quốc, giải quyết bài toán quan trọng nhất ngay từ khi bắt đầu kinh doanh: khách hàng, được đào tạo,dạy cách có khách thông qua các chương trình marketing bài bản, hiệu quả,…đảm bảo cho nhà đầu tư mở đâu thắng đó.